Kinh mạch và huyệt vị

ĐỊNH NGHĨA KINH LẠC

 

Kinh lạc là tên gọi chung của kinh mạch và lạc mạch trong cơ thể. Kinh là đường đi thẳng, là cái khung của hệ kinh lạc và đi ở sâu: lạc là đường ngang, là các lưới , từ kinh mạch toả ra như mạng lưới đến khắp mọi nơi và đi ở nông. Kinh lạc là đường vận hành của khí huyết để duy trì âm dương, nhuận cân cốt, thuận lợi cho sự hoạt động của tạng phủ.

Kinh lạc phân bố ra toàn thân đến các tạng, phủ, cân, mạch, cơ nhục, xương làm cơ thể  kết thành một chỉnh thể thống nhất.

CẤU TẠO CỦA HỆ KINH LẠC :

 

Kinh mạch và lạc mạch :

1. 12 kinh chính :

   tay : 3 kinh âm :         Thủ thái âm Phế, Thủ thiếu âm tâm, Thủ quyết âm Tâm bào lạc và 3 kinh dương: Thủ thái dương Tiểu Trường, Thủ thiếu dương Tam Tiêu, Thủ dương minh Đại Trường.

Ở chân : 3 kinh âm:         Túc hái âm Tỳ, Túc thiếu âm Thận, Túc quyết âm Can và          3 kinh dương: Túc thái dương Bàng Quang, Túc thiếu dương Đởm, Túc dương minh Vị

2. Tám mạch :

Mạch Nhâm Mạch âm duy mạch
Mạch Đốc Mạch dương duy
Mạch Xung Mạch âm kiểu
Mạch Đới Mạch dương kiểu

3. 12 kinh biệt đi ra từ 12 kinh chính.

4. 12 kinh cân nối liền các đầu xương ở tứ chi không vào phủ tạng

5.  15 biệt lạc đi từ 14 đường kinh mạch biểu lý với nhau và một tổng lạc.

6.  Tôn lạc : Từ biệt lạc phân nhánh nhỏ.

7.  Phù lạc : Từ tôn lạc nổi ở ngoài da.

Huyệt vị

 

1. Khái niệm:

Huyệt là nơi kinh khí và khí của tạng phủ đến hoạt động, là nơi dùng để áp dụng thủ thuật châm và cứu chữa bệnh.

Huyệt còn gọi là khí huyệt, khổng huyệt, cốt không, du huyệt, kinh huyệt.

2. Phân loại huyệt:

Huyệt được chia thành 3 loại:

a) Các huyệt nằm trên đường kinh (kinh huyệt) gồm các huyệt nằm trên 12 đường kinh chính và 2 mạch nhâm, mạch đốc, tổng số có 371 tên huyệt. Mỗi kinh chính có hai huyệt phải và trái cùng tên, mỗi mạch nhâm, đốc chỉ có một huyệt.

b) Các huyệt ngoài đường kinh. Theo các tài liệu cổ điển thì có khoảng 200 huyệt, hiện nay các tài liệu mới của Trung quốc có thêm một số huyệt khác.

c) Huyệt a thị ( thống điểm thiên ứng huyệt ). Các huyệt này chỉ xuất hiện khi có bệnh cấp, vị trí không nhất định, tương ứng với nơi đau. Sách Nội kinh đã viết “lấy nơi đau làm du huyệt”.

3. Cách lấy huyệt và đơn vị đo lường:

a) Lấy huyệt theo vị trí cơ thể: dùng mốc giải phẫu để lấy huyệt.

b) Lấy huyệt theo đơn vị đo lường: Theo đơn vị “Thốn”. Một thốn bằng khoảng cách từ tận  cùng 2 nếp gấp của đốt giữa ngón giữa khi vòng ngón tay cái và ngón giữa thành một vòng tròn. Mỗi người có độ dài riêng của mình, gọi là đồng thân thốn.

Cần lưu ý theo nguyên tắc đồng thân thốn khi lấy huyệt.

TÁC DỤNG CỦA HỆ THỐNG KINH LẠC :

 

1. Về sinh lý :

- Hệ thống kinh lạc là nơi khí huyết vận hành để duy trì âm dương, nhuận quan cân cốt, lợi quan tiết.

- Hệ kinh lạc ở trong đi vào tạng phủ, ở ngoài đi vào cân cốt cơ nhục bì mao, liên kết các cơ quan có chức năng khác nhau đó thành một khối thống nhất.

2. Về bệnh lý :

Kinh lạc là nơi bệnh tật xâm nhập vào cơ thể. Nếu sức chống đỡ của cơ thể yếu bệnh tà có thể truyền từ ngoài vào trong, từ ngoài da cơ nhục vào tạng phủ tức là từ kinh mạch vào phủ tạng. Khi sức chống đỡ của cơ thể hồi phục, bệnh tà qua kinh lạc bị đuổi từ trong ra ngoài. Kinh lạc là nơi phản ánh trạng thái bệnh lý của tạng phủ cơ quan có liên quan.

3. Về chẩn đoán :

Kinh mạch có đường đi ở những vị trí nhất định của cơ thể. Căn cứ vào những thay đổi cảm giác (đau, tức, chướng), diện sinh vật trên đường đi của kinh mạch người ta chẩn đoán bệnh thuộc tạng phủ nào đó gọi là kinh lạc chẩn. Thí dụ : nhức đầu vùng đỉnh do can, đau nửa bên đầu do đởm, đau sau gáy thuộc bàng quang v.v...

Ngoài ra người ta còn đo thông số về diện sinh vật của các huyệt tỉnh (huyệt tận cùng đầu chi của các kinh) hay huyệt nguyên (huyệt chính của 1 đường kinh) bằng máy đo kinh lạc để đánh giá tình trạng hư thực của tạng phủ so với số liệu trung bình hoặc số thông của hai bên cơ thể với nhau v.v...

4. Về chữa bệnh :

Học thuyết  kinh lạc được ứng dụng nhiều nhất vào phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu, xoa bóp và thuốc.

Châm cứu và xoa bóp đã thành một phương pháp chữa bệnh độc đáo đạt nhiều thành tự to lớn, sẽ được giới thiệu kỹ trong các phần sau :

Học thuyết kinh lạc chỉ đạo việc quy tác dụng của thuốc đối với tạng, phủ hay đường kinh nào đó gọi là sự quy kinh của thuốc. Thí dụ :

- Quế chi vào phế nên chữa ho, cảm mạo.

- Ma hoàng vào phế nên chữa ho hen: vào bàng quang nên có tác dụng lợi niệu.

 

Bình luận

Các tin khác