Các xương tiêu biểu

1 Các xương vùng đầu mặt

              Các xương đầu mặt gồm 25xương, chia làm 2 phần: khối xương sọ bảo vệ não và khối xương mặt gồm mắt, mũi, miệng.

       a) Khối xương sọ (8 xương tạo nên hộp sọ):

         - Xương trán: Gồm 1 xương, tạo nên trán và phần trên ổ mắt.

  - Xương thái dương: Gồm 2 xương, ở mặt ngoài hộp sọ, tạo nên ống tai ngoài ở phía trước trên và mỏm chũm ở dưới.

         - Xương đỉnh: Gồm 2 xương, tạo nên vòm sọ.

         - Xương chẩm: Gồm 2 xương, tạo nên mặt sau của hộp sọ.

         - Xương bướm: Gồm 1 xương, có hình dáng như con bướm, tạo nên đáy hộp sọ ở phía sau mắt.         

         Các xương trán, xương thái dương, xương đỉnh, xương chẩm tiếp khớp với nhau bởi các đường khớp. Ở trẻ sơ sinh, sự tiếp khớp các đường khớp chưa hoàn toàn, nơi gặp nhau của các đường khớp chỉ là tổ chức mô mềm được gọi là thóp. Khoảng 2 tuổi sau khi sinh, các thóp sẽ đóng kín hoàn toàn.

  b) Khối xương mặt(17 xương):

         - Xương sàng: Gồm 1 xương, nằm trước xương bướm và sau dưới xương trán.

         - Xương mũi: Gồm 2 xương, tạo nên nửa trên của sống mũi, ở giữa 2 mắt phải và trái.

         - Xương lệ: Gồm 2 xương, tạo nên mặt trong của ổ mũi.

         - Xương xoăn mũi dưới: Gồm 2 xương, tạo nên một phần của thành ngoài ổ mũi.

         - Xương hàm trên: Gồm 2 xương, mang các răng trên, bên trong có chỗ rỗng gọi là xoang hàm trên. Xoang hàm trên thông với ổ mũi.

         - Xương gò má: Gồm 2 xương, tạo nên gò má.

         - Xương khẩu cái: Gồm 2 xương, nằm sau xương hàm trên.

         - Xương lá mía: Gồm 2 xương.

         - Xương hàm dưới: Gồm 1 xương, mang các răng dưới. Ở hai đầu là góc hàm dưới.

         - Xương móng: Gồm 1 xương, nằm trên sụn giáp, cách khối xương mặt.

         Mặt trước khối xương mặt có ổ mắt chứa nhãn cầu.

             

2. xương thân:

  Xương cột sống gồm có 33 đốt xương sống: 7 đốt sống cổ( Ký hiệu là C: Từ C1 đến C7), 12 đốt sống ngực ( Ký hiệu là D: Từ D1 đến D12), 5 đốt sống thắt lưng (Ký hiệu là L: từ L1 đến L5), 5 đốt sống cùng dính liền nhau tạo thành xương cùng ( Ký hiệu là S: Từ S1 đến S5), 4 đốt sống cụt dính liền nhau tạo thành xương cụt.

a) Tính chất chung của các đốt sống:

  Mỗi đốt sống gồm 3 phần chính: Thân đốt , cung đốt, mỏm đốt.

  - Thân đốt: Ở phía trước, hình trụ dẹt, có 2 mặt( mặt trên và mặt dưới). Mặt dưới của đốt sống trên tiếp khớp với mặt trên của đốt sống dưới bằng đĩa sụn gian đốt.

  - Cung đốt: Ở phía sau và 2 bên cùng với thân đốt tạo thành lỗ đốt sống. Các lỗ đốt sống này chồng lên nhau tạo thành ống sống, trong ống sống có tủy sống. Phần khuyết của 2 đốt sống kề nhau tạo thành lỗ qua đốt sống (lỗ liên hợp) để dây thần kinh chui qua.

  - Mỏm đốt sống: Có 3 loại mỏm:

  + Mỏm gai: Từ giữa mặt sau cung đốt sống dốc xuống dưới, 2 bên mỏm gai có 2 gai sống bám.

  + Mỏm ngang: Có 2 mỏm ngang từ 2 bên cung đi ra 2 bên.

  + Mỏm khớp: Có 4 mỏm khớp( 2 mỏm trên và 2 mỏm dưới) để tiếp khớp các mỏm trên giáp của các đốt sống kề trên và kề dưới.

b) Tính chất riêng của các đốt sống:

 - Đốt sống cổ: Thân đốt sống bề ngang, lỗ đốt sống rộng, mỏm gai chẽ đôi nằm ngang có một lỗ ngang cho động mạch đốt sống đi qua.

  +Đốt sống cổ 1: Là đốt đội, không có thân đốt nhưng có 2 cung trước và sau nên lỗ đốt sống rất rộng.

  +Đốt sống cổ 2: Là đốt trục, có mấu xương thẳng gọi là mỏm răng khớp với cung trước của đốt sống cổ 1.

  +Đốt sống cổ 7: Mỏm gai không chẽ đôi nhưng nhô ra sau rất rõ và dễ sờ.

 -Đốt sống ngực: Thân đốt dầy, 2 bên thân có 4 diện khớp với đầu xương sườn. Mỏm ngang có diện khớp với củ sườn. Mỏm sau to và chúc nhiều xuống dưới.

 -Đốt sống thắt lưng: Thân đốt sống rất to, các mỏm ngang dài và nhọn, các mỏm gai nằm ngang và hướng thẳng ra sau.

 -Xương cùng: 5 đốt sống dính lại với nhau tạo thành hình tháp 4 mặt, đáy ở trên đỉnh ở dưới. Trong xương cùng có ống cùng là đoạn cuối cùng của ống sống.

  -Xương cụt: Do 4 đốt thoái triển dính vào nhau tạo thành hình tam giác Các đốt sống được liên kết với nhau bằng các khớp và các dây chằng. Các thân đốt khớp với nhau bằng các đĩa sụn gian đốt sống.

 -Lồng ngực: Gồm có 12 đốt sống ngực, 12 đôi xương sườn có đầu sau là phần xương, khớp với diện khớp ở thân đốt sống ngực tạo thành sườn. Thân đốt sống và lồi củ xương sườn khớp với các mỏm ngang của đốt sống. Còn đầu trước là phần sụn khớp với xương ức tạo thành khớp ức sườn, ở bờ dưới mặt trong xương sườn có rãnh trong đó có mạch máu và dây thần kinh gian sườn chạy qua. Ở người có 12 đôi xương sườn được phân chia như sau:

  + 7 đôi sườn thật (Từ I đến VII): Cả 2 đầu sau và trước đều bám vào đốt sống ngực và xương ức.

  + 3 đôi xương sườn giả ( Từ VIII đến X): Đầu sau bám vào đốt sống ngực, còn đầu dưới bám xương sườn VII.

  + 2 đôi xương sườn cụt ( Từ XI đến XII): Đầu sau bám vào đốt sống ngực, đầu trước lơ lửng không bám đâu cả.

3. Xương chi trên:

Gồm có 2 xương đai vai, 2 xương cánh tay, 2 xương cẳng tay, các xương bàn tay và ngón tay.
a) Xương đai vai: Có 2 xương đòn và xương bả vai

  -Xương đòn: Xương đòn uốn cong hình chữ S nằm ngang vai ở phía trên và trước ngực từ ức đến xương bả vai. Xương đòn có một thân và 2 đầu. Đầu trong to có diện khớp với xương ức tạo thành khớp ức - đòn, đầu ngoài dẹt có diện khớp với mỏm cùng vai -đòn.

  -Xương bả vai: Xương bả vai nằm ở phía trên và sau lồng ngực.Là một xương dẹt, hình tam giác, có 2 mặt( Trước, sau).

  +Mặt trước: Lõm áp vào các xương sườn và có hố dưới vai + Mặt sau: Có sống vai chia làm 2 hố( Hố trên sống và hố dưới sống). Đầu ngoài của sống vai to và dẹt gọi là mỏm cùng vai khớp với đầu ngoài xương đòn.

  + Bờ trên: Mỏng và sắc, phía ngoài có mỏm quạ và mẻ quạ.

  + Bờ trong: Song song với cột sống.

  + Bờ ngoài: Dày.

  +Góc ngoài: Có mỏm khớp, khớp với chỏm xương của đầu trên xương cánh tay tạo thành khớp vai.

 b) Xương cánh tay:

  - Xương cánh tay là một xương dài, có một thân và 2 đầu.

  - Thân xương có 3 mặt( Trước, sau, ngoài) và 3 bờ( Trước, sau, ngoài). Bờ trong sắc vì có màng gian cốt nối với bờ ngoài xương trụ.

c) Xương cẳng tay:

Cẳng tay có 2 xương dài hình lăng trụ tam giác là xương quay và xương trụ.

  - Xương quay: Ở ngoài, xương chủ yếu để sấp ngửa cẳng tay và bàn tay.

  + Đầu trên: Nhỏ, gồm có:

  *Chỏm xương: Mặt trên lõm và đài xương quay, khớp với lồi cầu của đầu dưới xương cánh tay, chung quanh là vành khớp, khớp hõm Sicma bé của xương trụ.

  *Cổ xương: Nối chỏm xương với thân xương.

  *Lồi cổ nhị đầu: Ở dưới và trong chỏm xương là chỗ bám của gân cơ nhị đầu. Đầu trên hợp với thân xương một góc 130 độ gọi là góc cổ thân giúp cho xương có thể quay được trong động tác sấp( quay vào trong) và ngửa( quay ra ngoài).

  +Đầu dưới: To, gồm có:

  *Mỏm châm quay: Ở ngoài thấp hơn mỏm châm trụ khoảng 1cm.

  *Các diện khớp: Ở mặt trong tiếp khớp với chỏm(đầu dưới) xương trụ và ở mặt dưới với xương thuyền và xương bán nguyệt của xương cổ tay.

  - Xương trụ: Ở trong

  + Thân xương: Có 3 mặt( Trước, sau và trong) và 3 bờ( Trước, sau và ngoài)

  + Đầu trên to có 2 mỏm và 2 hõm.

  *Mỏm khuỷu: Ở trên và sau, khi duỗi lắp vào hố khuỷu của đầu dưới xương cánh tay. Mặt trước là phần trên của hõm Sicma lớn. Mặt sau có cơ tam đầu bám.

  * Mỏm vẹt: Ở trước và dưới, khi gấp lắp vào hố vẹt.

  * Mặt trên là phần dưới của hõm Sicma lớn. Mặt trước có cơ cánh tay bám.

  * Hõm Sicma lớn( Khuyết ròng rọc) ở trước tiếp khớp với ròng rọc của đầu dưới xương cánh tay.

  +Đầu dưới: Nhỏ, tròn gọi là chỏm xương trụ. Có mỏm châm trụ ở phía trong, có các diện khớp để khớp với đầu dưới xương quay cánh tay tạo thành khớp khuỷu.

d) Xương bàn tay: Xương cổ tay, xương đốt bàn tay và xương đốt ngón tay

  - Xương cổ tay: 8 xương cổ tay xếp thành 2 hàng.

  + Hàng trên: Từ ngoài vào trong gồm có Xương thuyền, xương bán nguyệt, xương tháp, xương đậu.

  + Hàng dưới: Xương thang, xương thê, xương cả, xương móc.

  - Xương đốt bàn tay: 5 xương đốt bàn tay được đánh số bắt đầu từ ngón cái I, II, III, IV, V. Xương đốt bàn tay có thân và 2 đầu.

  + Đầu trên khớp với hàng dưới xương cổ tay.

  + Đầu dưới khớp với một đốt( đốt gần) của xương ngón tay.

  - Xương đốt ngón tay: Có 14 đốt ngón tay:

  + Ngón các có 2 đốt: Đốt gần( Đốt 1) đốt xa( Đốt 2)

  + Các ngón còn lại đều có 3 đốt: Đốt gần( Đốt 1) đốt giữa ( Đốt 2) và đốt xa( Đốt 3)

 

4. XƯƠNG CHI DƯỚI

 Xương chi dưới gồm: 2 Xương chậu, 2 xương đùi, 2 xương bánh chè, 2 xương cẳng chân, 2 xương cổ chân, 2 xương bàn chân và các xương ngón chân.

  a) Xương chậu: Gồm 3 xương dính liền nhau tạo thành: Xương cánh chậu ở trên, xương ngồi ở dưới và xương mu ở trước. Có 2 mặt, 4 bờ và 4 góc

  - Mặt ngoài: Ở giữa có một hõm khớp( tương ứng với nơi dính liền của 3 xương) gọi là ổ cối tiếp khớp với chỏm xương đùi. Trên hõm là hố chậu ngoài, dưới hõm là hố bịt.

  - Mặt trong: Ở giữa các eo trên.

  - Bờ trên: Là mào chậu

  - Bờ dưới là ngành ngồi xương mu

  - Bờ trước: Kể từ trên xuống dưới có: Gai chậu trước trên, 1 khuyết nhỏ, gai chậu dưới, 1 khuyết thứ 2, phình lược, diện lược( sau có mào lược) và gai mu.

  - Bờ sau: Kể từ trên xuống dưới có gai chậu sau trên, gai chậu dưới, khuyết hông lớn, gai hông, khuyết hông bé và ụ ngồi.

  - Góc trước trên: Là gai chậu trước trên.

  - Góc trước dưới: Là góc mu, có diện khớp khớp với bên đối diện tạo thành khớp mu.

  - Góc sau trên: Là gai chậu sau trên.

  - Góc sau dưới: Là ụ ngồi.

b) Xương đùi: Là xương dài nhất của bộ xương, gồm có một thân và 2 đầu

  -Thân xương: Gồm có:

  +3mặt( sau ngoài, sau trong và trước) - +3 bờ( ngoài, trong và sau). Bờ sau gồ ghề gọi là đường ráp của xương đùi, là chỗ bám của nhiều cơ. Các bờ trong và bờ ngoài tròn đều nên giới hạn giữa các mặt không rõ.

  - Đầu xương: Gồm có:

  +Đầu trên: Chỏm xương tiếp khớp với ổ cối xương chậu tạo thành khớp hông. Cổ khớp dài 3-4cm hợp với thân xương thành một góc 130độ. Hai mấu chuyển to và nhỏ, ở giữa hai mấu chuyển là đường liên mấu.

  *Cổ tiếp : Nối đầu xương vào thân xương giới hạn không rõ rệt.

  +Đầu dưới: Hơi cong ra sau , gồm có:

  *Lồi cầu trong và ngoài: Ở dưới và sau là 2 ụ xương to tiếp khớp với mâm chày tạo thành khớp gối, giữa 2 lồi cầu là hố liên lồi cầu, ở mặt bên các lồi cầu có các mấu nhỏ trên lồi cầu.

  *Diện ròng rọc ở trước tiếp khớp với xương bánh chè. 6.4.3. Xương bánh chè: Là một khớp xương vùng lớn nhất cơ thể, nằm ở trước khớp gối, hình tam giác, dẹt, đáy ở trên đỉnh ở dưới, nằm trong gần cơ tứ đầu đùi.

 

d) Xương cẳng chân: Gồm 2 xương dài: Xương chày ở trong, xương mác ở ngoài. Hình lăng trụ tam giác có một thân và 2 đầu.

- Xương chày: To, hơi cong, chịu đựng tất cả sức nặng của cơ thể.

  +Thân xương: Gồm có:

  * 3 mặt trước ngoài, mặt trước trong( phẳng và sát da) và mặt sau( có một gờ chéo ở phần trên).

  * 3 bờ: Bờ trong, bờ ngoài( sắc và có màng liên cốt bám) và bờ trước( sắc và nằm trước dưới da gọi là mào chày).

  + Đầu xương:

  * Đầu trên to gồm có: 2 khối xương to gọi là lồi cầu( trong và ngoài) đỡ lấy 2 diện khớp khớp với 2 lồi cầu xương đùi. Dưới lồi cầu ngoài có diện khớp với đầu trên xương mác. Trước 2 lồi cầu, ở giữa là lồi cầu xương chày để gân cơ tứ đầu đùi bám.

  * Đầu dưới: Mặt trong có mắt cá trong. Mặt ngoài có diện khớp với đầu dưới xương mác. Mặt dưới khớp với xương sên của khối xương cổ chân.

  - Xương mác: Là xương phụ của cẳng chân.

  + Thân xương: Có 3 mặt( trong, ngoài, sau) và 3 bờ( trước, trong và ngoài)

  + Đầu xương:

  * Đầu trên có chỏm xương mác và diện khớp với đầu trên xương chày ở trong.

  * Đầu dưới có mắt cá ngoài, các diện khớp với đầu dưới xương chày ở trong và xương sên ở dưới.

e) Xương cổ chân: Có 7 xương xếp thành 2 hàng:

  - Hàng sau có 2 xương: Xương sên ở trên và xương gót ở dưới.

  - Hàng trước có 5 xương: Xương hộp ở ngoài, xương ghe và 3 xương chêm(1,2,3) ở trong.

f) Xương bàn chân và xương ngón chân:

  - Xương bàn chân: Có 5 xương được đánh số từ trong ra ngoài I, II, III, IV, V

  +Đầu sau tiếp khớp với xương hộp và các xương chêm.

  +Đầu trước tiếp khớp với đốt 1 của các ngón chân.

  - Xương ngón chân: Có 14 đốt xương ngón chân.

  +Ngón cái có một đốt, 4 ngón còn lại có 3 đốt. - +Đốt xương ngón chân được đánh số từ sau trước là: 1, 2, 3.

 

 

Bình luận

Các tin khác