Tìm hiểu hệ hô hấp trong điều trị DDS – Điện sinh học

DDS – Điện sinh học có thể chữa ho, viêm họng, viêm xoang, sốt cao….

 

Thở là chức năng sống cơ bản của loài người, kể cả các loại động vật khác.Việc thở là công việc chính của hệ hô hấp. Một chu kì thở bao gồm thì hít vào, trao đổi khí & thì thở ra. Mỗi khi hít vào, không khí có chứa oxy theo mũi (và miệng) đi vào trong buồng phổi theo các khí quản & làm phồng các túi khí bên trong phổi.

 Hệ hô hấp gồm các đường  dẫn khí từ ngoài đến phế nang của phổi và ngược lại. Các cơ quan đó gồm mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản, phổi.

1. Mũi:

Là phần đầu tiên của hệ hô hấp nơi mà không khí phải đi qua để vào phổi và là nơi bắt đầu làm ấm, ẩm và lọc sạch không khí. Mũi đồng thời là cơ quan khứu giác. Mũi gồm 3 phần hợp lại là mũi ngoài, ổ mũi và các xoang cạnh mũi.

1.1. Mũi ngoài:

          - Là phần mũi lộ ra ở chính giữa mặt, mũi ngoài gồm một khung xương -  sụn được phủ bằng da ở mặt ngoài và niêm mạc ở mặt trong.

-  Mũi ngoài  có hình tháp, góc trên của mũi liên tiếp với trán tại gốc mũi, nơi gặp nhau của 2 mặt bên tháp mũi gọi là sống mũi, tận cùng ở phía trước là đỉnh mũi, ở 2 bên đỉnh mũi có 2 lỗ mũi trước ngăn cách nhau bởi vách mũi.

- Mũi ngoài được cấu tạo bởi xương và sụn chống đỡ cho phần trên của của mũi. Khung sụn nâng đỡ cho phần dưới của mũi.

1.2. Ổ mũi:

Ổ mũi được vách mũi chia thành 2 ngăn, mỗi ngăn mở thông ra mặt tại lỗ mũi trước, liên tiếp với tỵ hầu ở sau qua lỗ mũi sau.  Phần trước của mỗi ngăn ổ  mũi là tiền đình mũi. Da phủ tiền đình mũi có lông và tuyến nhày để ngăn cản bụi.

1.3. Các xoang:

- Xoang hàm trên là xoang lớn nằm trong thân xương hàm trên và mở thông với ngách mũi giữa. đáy của xoang này thấp hơn nền hốc mũi khoảng 0,5-1cm nên mủ dễ ứ đọng.

- Các xoang sàng là các hốc nằm trong mê đạo sàng đổ vào ngách mũi giữa và ngách mũi trên.

- Xoang trán nằm trong phần trai trán đổ vào ngách mũi giữa.

- Xoang bướm nằm trong thân xương bướm và đổ vào ngách bướm sàng.

 

2. Họng:

        Họng giống như một ngã tư giao nhau giữa một bên là mũi & khí quản, bên còn lại là miệng và thực quản. Điều này có nghĩa là lượng không khí hít vào có thể mang theo bụi bậm chứa mầm bệnh gây ra viêm nhiễm cho hệ hô hấp lẫn hệ tiêu hóa trên mà cụ thể là vùng hầu họng. Một hệ thống lông mao có ở khắp nơi trong hệ thống dẫn khí làm nhiệm vụ lọc, ngăn chặn & quét ngược các bụi bậm trở ra khỏi hệ hô hấp.

3. Thanh quản:

        Thanh quản là một đoạn của đường dẫn khí giữa hầu và khí quản, là bộ phận chính của sự phát âm. Khi có dị vật lọt vào lọt vào thanh quản( thức ăn, nước, vật lạ,…) hoặc bị viêm sẽ gây phản xạ sặc, có tác dụng đẩy vật ra chống tắc ngạt, thanh quản nam to hơn thanh quản nữ. Thanh quản nằm ở giữa cổ( bờ dưới của thanh quản tương ứng với bờ dưới của đốt sống cổ VI), trước họng thanh quản và trên khí quản. Thanh quản được cấu tạo bởi các sụn nối với nhau bởi các dây chằng và màng, khớp giữa các sụn được vận động bởi các cơ.

4. Khí quản:

 Khí quản là ống dẫn khí có cấu tạo chủ yếu là sụn chạy tiếp theo thanh quản, ở trước và giữa cổ ngang mức đốt sống cổ VI và tận cùng ở ngang đốt sống ngực IV nơi tách đôi thành 2 phế quản chính để  dẫn khí vào phổi qua vô số các nhánh dẫn khí được phân chia tiếp (gọi là tiểu phế quản) đến từng vị trí trong mô phổi. Các tiểu phế quản dẫn khí đến phổi thổi phồng các túi khí (gọi là phế nang),  nơi diễn ra quá trình trao đổi khí với hồng cầu. Từ hai nhánh phế quản vào hai phổi, sự phân chia thành các tiểu phế quản & tiểu tiểu phế quản cần thiết để dẫn khí cho cả 300-400 phế nang cho mỗi buồng phổi (lá phổi).

5. Phổi – Màng phổi:

       5.1 Phổi: Là cơ quan chính của hệ hô hấp, nơi xảy ra trao đổi khí giữa môi trường bên ngoài và cơ thể. Mỗi người có 2 phổi nằm trong 2 ổ màng phổi, khoang ở giữa 2 ổ màng phổi gọi là trung thất. Phổi màu hồng ở trẻ em, màu xám ở người già, khi bị nhiễm bụi than có thể trở thành màu đá đen.Phổi hình nón bổ đôi theo chiều dọc, có hai phổi: phổi phải và phổi trái. Mỗi phổi gồm 1 đỉnh, 3 mặt và 3 bờ.

       Phổi là một tạng xốp và đàn hồi nên thể tích thay đổi nhiều theo lượng khí bên trong. Tỷ trọng của phổi nặng hơn nước khi chưa thở và nhẹ hơn nước khi đã thở.  Rõ ràng là việc hít vào hoặc thở ra làm thay đổi thể tích không khí bên trong 2 buồng phổi & kích thước của các buồng phổi phải thay đổi theo các chu kỳ này. Có được như vậy là nhờ vào hệ thống cơ hô hấp & các bao bọc phổi (gọi tắt là màng phổi).

5.2 Màng phổi: là lớp thanh mạc bao bọc lấy phổi trừ rốn phổi, màng phổi gồm 2 lá: lá tạng ở trong, lá thành ở ngoài.

     - Lá tạng dính sát vào phổi và lách vào các rãnh của phổi, lá này đi đến rốn phổi thì quặt ngược ra liên tếp với lá thành.

     - Lá thành chạy liên tiếp với lá tạng ở rốn phổi và quặt ngược ra dính vào mặt trong của thành ngực.

     - Giữa 2 lá là khoang màng phổi( khoang ảo) có chứa khoảng 1,5 – 2ml dịch nhầy, nếu có không khí trong khoang màng phổi gọi là tràn khí màng phổi, nếu có nhiều dịch( máu, mủ) gọi là tràn dịch màng phổi.

 

 

DDSĐiện sinh học là liệu pháp chữa bệnh và làm đẹp mới có mặt ở Việt Nam, quý vị muốn điều trị hoặc học nghề vui lòng liên hệ với trung tâm chúng tôi.

Hotline: 0912251884 (Số Zalo / Facebook online 24/7)

Website: www.thegioimatxa.net/dds

E.mail: info@thegioimatxa.net

Xin chân thành cảm ơn!

 

Ngun: DDS/Đin sinh hc

Xem Video DDS / Video điện sinh học

Xem : DDS – Đin sinh hc Trên Facebook .

Tham gia tho lun và chia s vi DDS – Đin sinh hc Trên Facebook

 

Bình luận

Các tin khác