Kinh mạch và tác dụng trong điều trị bằng DDS – Điện sinh học

Kinh mạch là nơi khí huyết tuần hành để duy trì âm dương, thúc đẩy hoạt động của tạng phủ, mềm gân xương. Kinh mạch có cấu trúc riêng, trong đó chủ yếu có 12 đường kinh chính và 8 mạch, 15 đại lạc. Ở đây chỉ giới thiệu 12 đường kinh chính và 2 mạch Nhâm, Đốc.

 1. KINH THỦ THÁI ÂM PHẾ
a) Đường đi
-  Bắt đầu từ huyệt Trung phủ ở ngực lên mặt trước cánh tay, đi dọc bờ ngoài cơ nhị đầu và rãnh nhị đầu ngoài (Xích trạch)- Xuống cẳng tay đi dọc theo bờ trong cơ ngửa dài tới gần cổ tay, chạy ra phía ngoài xương quay trên mỏm trâm xương quay một khoát ngón tay (Liệt khuyết). Lại vào rãnh tay, cổ tay, chạy ra mô cái dọc theo bờ ngoài ngón cái tận cùng cách 2mm phía ngoài chân móng ngón cái (theo quy ước giải phẫu).

b)  Chỉ định điều trị .
- Tại chỗ : đau dây thần kinh quay, đau liên sườn 1-2, đau khớp vai khuỷu tay, cổ tay, bàn tay.
- Toàn thân : bệnh về bộ máy hô hấp, viêm họng, khản tiếng, viêm amidan, ho hen, cảm mạo, cúm, sốt.

c) Các huyệt thường dùng

Trung phủ,  Vân môn, Xích trạch, Khổng tối, Liệt khuyết, Thái uyên, Ngư tế, Thiếu thương

2. KINH THỦ DƯƠNG MINH ĐẠI TRƯỜNG
a) Đường đi
Bắt đầu từ góc ngoài chân móng ngón tay trỏ ( phía ngón cái ) đi dọc lên phía ngoài ngón trỏ, ở mu tay đi theo phía ngoài xương bàn tay 2.- Lên khu cẳng tay ngoài chạy dọc theo phía ngoài cẳng tay đến khuỷu tay.- Đi lên theo phía ngoài cánh tay qua phía trước mỏm cùng vai. - Lên vai qua hõm trên đòn, lên cổ.- Lên mắt vòng môi trên 1/3 trên rãnh  nhân trung tận cùng ở huyệt Nghinh hương bên kia cách chân mũi 4mm.

b) Chỉ định điều trị
-. Tại chỗ nơi có đường kinh đi qua: đau dây thần kinh quay, mũ. Đau khớp vai, khuỷu tay, cổ tay.
- Các bệnh thuộc mũi, răng, miệng, họng, chảy máu cam, viêm mũi dị ứng. Đau răng hàm trên. Liệt dây VII ngoại biên. Viêm họng, cảm mạo, cúm, sốt cao, bệnh ở ruột. 

c) Một số huyệt thường dùng:
Thương dương, Hợp cốc, Dương khê, Thiên lịch, Thủ tam lý, Khúc  trì,, Tý nhu, Kiên ngung, Cự cốt, Nghinh hương
 
3. KINH TÚC DƯƠNG MINH VỊ
a) Đường đi
- Bắt đầu từ huyệt Thừa khấp, dưới mi mắt 7/10 thốn đi thẳng xuống mép (địa thương) đi men xương hàm đến trước góc hàm dưới.- Một nhánh từ góc hàm chạy qua trước tai lên góc trán (Đầu duy). - Một nhánh từ góc hàm (Đại nghinh) xuống cổ đến hố trên đòn (Khuyết bồn) tới ngực đi dọc đường qua núm vú, tới bụng đi dọc xuống cách đường giữa bụng (mạch Nhâm) hai thốn.- Qua cung đùi tới đùi (Bể quan) đi dọc theo cơ thẳng trước (Phục thỏ) qua phía ngoài gân bánh chè (Độc tỵ) xuống khu cẳng chân trước chạy dọc theo phía ngoài xương chày (Túc tam lý). - Tới cổ chân (Giải khê) chạy dọc mu chân đến góc ngoài móng ngón chân 2.

b) Chỉ định điều trị:
- Tại chỗ nơi có đường kinh đi qua: đau dây thần kinh V, dây thần kinh đùi, dây thần kinh toạ, viêm họng, viêm amidan, viêm tuyến vú. đau răng hàm dưới.
- Toàn thân: bệnh ở bộ máy tiêu hoá : cơn đau dạ dày, đầy bụng, chậm tiêu, ỉa chảy, kiết lỵ, sốt cao, nói sảng. 

c) Các huyệt Thường dùng

Thừa khấp, Địa thương, Đại nghinh, Giáp xa, Hạ   quan, Đầu duy, Khuyết bồn, Nhũ căn, Thiên khu,, Quy lai, Bể quan, Phục thỏ, Âm thị, Lương khâu, Độc tỵ, Túc tam lý, Phong long, Giải khê, Nội đình, Lệ đoài 

4. KINH TÚC THÁI ÂM TỲ
a) Đường đi :
- Bắt đầu từ góc trong móng ngón chân cái đi theo bờ dưới trong xương bàn chân 1 lên trước mắt cá trong xương chày ( Thương khâu ) đi thẳng lên cẳng chân dọc bờ sau xương chày (Tam âm giao, Âm lăng tuyền ), qua mé trong đầu gối lên mé trong đùi ( Huyết hải ), đi thẳng lên bẹn. - Qua cung đùi đi dọc lên bụng cách mạch Nhâm 4 thốn đến bờ sườn chếch ra ngoài, đi dọc lên ngực cách mạch Nhâm 6 tấc, đến liên sườn 3 ( Chu vinh ) vòng  xuống tận cùng liên sườn 6 đường nách giữa ( Đại bao ).

b) Chỉ định điều trị
- Tại chỗ nơi đường kinh đi qua: đau dây thần kinh đùi. đau dây toạ, đau liên sườn, đau các khớp cổ chân, bàn chân.
- Toàn thân: bệnh về bộ máy sinh dục, tiết niệu, rong kinh, rong huyết, kinh nguyệt không đều, di tinh, đái dầm, bệnh về bộ máy tiêu hoá: cơn đau dạ dày, nôn mửa, đầy hơi, táo, ỉa chảy. Mất ngủ, suy nhược cơ thể, thiếu máu, v.v...

c)  Các huyệt Thường dùng

Ẩn bạch, Đại đô, Thái bạch, Công   tôn, Thương khâu, Âm lăng tuyền, Huyết hải, Đại hoành, Chu vinh, Đại bao

5. KINH THỦ THIẾU ÂM TÂM
a) Đường đi: - Bắt đầu từ đáy hố nách, đi dọc phía trong mặt trước cánh tay, qua khuỷu tay, dọc theo phía trong mặt trước cẳng tay, đến cổ tay, đi qua mô út gan tay, dọc bờ ngoài ngón tay út, đến huyệt thiếu xung góc ngoài chân móng tay út 2mm phía ngón cái.

b) Chỉ định điều trị:-
Tại chỗ nơi có đường kinh đi qua: đau dây thần kinh trụ. Đau các khớp khuỷu tay, cổ tay bàn tay. - Toàn thân: bệnh tâm thần, mất ngủ , rối loạn thần kinh tim.

c) Các huyệt thường dùng: 

Cực tuyền, hanh linh, Thiếu hải, Thần môn, Thiếu xung

6. KINH THỦ THÁI DƯƠNG TIỂU TRƯỜNG 
a) Đường đi :
- Bắt đầu từ góc trong móng ngón tay út, đi theo bờ trong ngón út, đến bờ trong bàn tay qua phía trong mặt sau cẳng tay, qua rãnh trụ khuỷu tay phía trong mặt sau cánh tay, đến mặt sau khớp vai, đi ngoằn ngèo phía sau vai, lên cổ chếch ra phía trước, đến hàm, mặt tận cùng ở huyệt Thính cung cạnh nhĩ bình. 
b) Chỉ định điều trị:
- Tại chỗ nơi có đường kinh đi qua: đau các khớp vai: khuỷu tay, cổ tay, bàn tay. Đau vai gáy. Đau dây thần kinh trụ.
- Toàn thân: sốt, bệnh ở não (ngất, hôn mê), rối loạn thần kinh tim.

c) Các huyệt thường dùng

Thiếu trạch, Hậu khê, Tiểu hải, Kiên trinh, Thiên tong, Kiên ngoại du, Kiên trung du, Quyền lieu, Thính cung 

7. KINH TÚC THÁI DƯƠNG BÀNG QUANG
a) Đường đi
- Bắt đầu từ khoé mắt trong (Tình minh) lên qua đầu trong lông mày (Toản trúc) đi thẳng lên trán qua đầu, xuống gáy đi cách mạch Đốc 1,3 thốn đến huyệt Thiên trụ chia làm hai đường đi xuống lưng.- Một đường đi xuống lưng cách mạch Đốc 1,5 thốn, thẳng xuống huyệt Bạch hoàn du trên xương cùng, trở lên huyệt Thượng liêu đi xuống mông, mặt sau đùi, tới khoeo chân.- Một đường đi xuống lưng cách mạch Đốc 3 thốn, xuống mông ra mặt sau đùi, đi xuống hợp với đường trước ở khoeo (Uỷ trung)- Từ nếp khoeo đi thẳng đường chính giữa mặt sau cẳng chân ra phía sau mắt cá ngoài (Côn lôn). Từ sau mắt cá ngoài đi theo bờ ngoài bàn chân và tận cùng ở góc ngoài chân móng ngón út (Chí âm). 

b) Chỉ định điều trị     
- Tại chỗ nơi có đường kinh đi qua: đau dây thần kinh toạ ; đau lưng, đau dây thần kinh liên sườn; đau các khớp háng, đầu gối, cổ chân, bàn chân, liệt dây VII, đau mắt.
- Toàn thân: dùng các du huyệt ở lưng như: ho hen: Phế du. Đau dạ dày: Tỳ du, Vị du, ứng với các tạng phủ để chữa bênh của tạng phủ.

c) Các huyệt thường dùng

Tình minh, Toản trúc, Thiên trụ, Đại trữ, Phong môn, Phế du, Tâm du, Đốc du, Cách du, Can du, Đởm du, Tỳ du, Vị du, Thận du, Đại trường du, Tiểu trường du, Bát liêu, thừa phù, Ân môn, Uỷ trung, Phụ phân, Cao hoang, Y hy, Cách quan, Chí thất, Trật biên, Thừa sơn, Côn lôn, Chí âm

 

8. KINH TÚC THIẾU ÂM THẬN

a) Đường đi

-  Bắt đầu từ chỗ lõm giữa gan bàn chân (Dũng tuyền), đi chếch lên phía trong bàn chân (Nhiên cốc), đến phía sau mắt cá trong đi dọc mặt sau cẳng chân đến phía trong kheo chân (Âm cốc). Lên thẳng phía sau mặt trong đùi, đến bụng, đi ngược lên cách mạch Nhâm 1/2 thốn. Tới ngực rẽ ra rồi ngược lên, cách mạch Nhâm 2 tấc tận cùng ở Du phủ dưới xương đòn.

b) Chỉ định điều trị:

- Tại chỗ nơi đường kinh đi qua: đau khớp gối, cổ chân, bàn chân.

- Toàn thân: các bệnh về bộ máy sinh dục tiết niệu: rong kinh, rong huyết, bí tiểu tiện, đái dầm, di tinh, v.v...suy nhược thần kinh: nhức đầu, mất ngủ, táo bón, ỉa chảy, ho, hen.

c) Các huyệt thường dùng

Dũng tuyền, Nhiên cốc, Thái khê, Chiếu hải, Âm cốc, Hoang du, Thông cốc, Du phú

9. KINH THỦ QUYẾT ÂM BÀO LẠC

a) Đường đi

- Bắt đầu từ ngang ngoài núm vú 1 thốn, đi lên phía ngoài ngực, lên vai vòng xuống đi dọc giữa mặt trước cánh tay. Đến khuỷu tay, đi ở phía trong gân cơ nhị đầu tay, qua khuỷu tay đi dọc giữa mặt trước cẳng tay, mặt trước cổ tay, đi dọc giữa gan bàn tay tới đầu chót ngón giữa, tận cùng ở chót ngón tay cách móng 2mm.

b) Chỉ định điều trị.

- Tại chỗ nơi đường kinh đi qua: Đau liên sườn,  đau đám rối cánh tay, chủ yếu dây thần kinh giữa, viêm khớp khuỷu tay, cổ tay, bàn tay.

- Toàn thân: chữa mất ngủ, rối loạn thần kinh tim, đau vùng tim, sốt cao, nôn mửa

c) Các huyệt thường dùng

 Thiên trì, Khúc trạch, Khích môn, Nội quan, Đại lăng, Lao cung, Trung xung

 

10. Kinh thủ thiếu dương tam tiêu

a) Đường đi

- Bắt đầu từ góc trong chân móng ngón tay 4 đi dọc bờ trong ngón tay lên mu tay, giữa xương bàn tay 4 và xương bàn tay 5 đến cổ tay (ngoài cơ duỗi chung của ngón tay) rồi giữa mặt sau cẳng tay giữa xương trụ, xương quay qua mỏm khuỷu đi giữa mặt sau cánh tay qua vai lên sau cổ theo cơ chếch lên ế phong trước xương chũm, vòng qua tai tới chỗ trũng ngang nhĩ bình chếch lên đuôi lông mày tận cùng ở Ty trúc không.

b) Chỉ định điều trị:

- Tại chỗ nơi đường kinh đi qua: đau khớp vai, khưỷu tay, cổ tay, đau vai gáy. Viêm tuyến mang tai.

- Toàn thân: nhức nửa đầu, tai ù, tai điếc. Cảm mạo, sốt cao, sốt rét.

c) Các huyệt thường dùng

Quan xung, Dương trì, Ngoại quan, Chi câu, Thiên tỉnh, Ế phong, Nhĩ môn, Ty trúc không

 

11. KINH TÚC THIẾU DƯƠNG ĐỞM

a) Đường đi

Bắt đầu từ đuôi khoé mắt ngoài đi ra chỗ lõm cạnh ngang trước nhĩ bình, vòng quanh tai ra sau tai đến hoàn cốt (mỏm xương chẩm), lại vòng trở lại trán (dương bạch), vòng ra sau đến chỗ lõm ở gáy (Phong trì). Dọc gáy đi xuống vai xuống phía trong mặt trước vai, đến nách, cạnh sườn, mạng mỡ, qua mông đến mấu chuyển lớn xương đùi, xuống gối tới mặt ngoài cẳng chân, cổ chân xuống trước mắt cá ngoài. Chạy trên mu chân giữa 2 xương bàn chân 4 - 5 và tận cùng tại góc ngoài móng chân thứ 4 (Túc khiếu âm).

b) Chỉ định điều trị

-.Tại chỗ nơi có đường kinh đi qua: đau dây thần kinh liên sườn, đau vai gáy, đau dây thần kinh toạ, đau khớp háng, gối, cổ chân, bàn chân, liệt dây VII, ù tai, điếc tai, đau nửa bên đầu, đau nửa người.

- Toàn thân: sốt, cơn đau quặn gan, đau túi mật, điên cuồng.

c) Các huyệt thường dùng

 Đồng tử lieu, Thính hội, Xuất cốc, Dương bạch, Phong trì, Kiên tỉnh, Nhật nguyệt, Cự lieu, Hoàn khiêu, Phong thị, Dương lăng tuyền, Huyền chung (tuyệt cốt), Khâu khư, Túc lâm khấp, Hiệp khê, Túc khiếu âm.

 

12. KINH TÚC QUYẾT ÂM CAN

a) Đường đi

- Bắt đầu từ chòm lông mu trên chân móng ngón cái, đi lên mu chân theo giữa 2 xương bàn chân 1 và xương bàn chân 2, tới cổ chân, từ trước mắt cá trong lên mặt trước phía trong cẳng chân, bắt chéo kinh tỳ, tới kheo chân đi giữa 2 gân (gân cơ thẳng và cơ bán gân) lên đùi theo các cơ mé trong đùi lên chỗ mạch đập (Âm liêm) ở bẹn, lên bụng, ở bụng đi chếch ra ngoài tới đầu xương sườn 11 (Chương môn) và tận cùng ở bờ xương sườn dọc đường thẳng vú (Kỳ môn)

b) Chỉ định điều trị:

- Tại chỗ nơi có đường kinh đi qua: đau dây thần kinh liên sườn từ liên sườn 6 đến liên sườn 11. Đau các khớp háng, đầu gối, cổ chân, đau dây toạ, đau dây đùi.

- Toàn thân: một số bệnh và triệu chứng về tiết niệu, sinh dục, thống kinh, rong huyết, đái dầm, di tinh ...

Một số bệnh và triệu chứng về tiêu hoá: đau vùng gan mật, ợ hơi, táo bón, cơn đau dạ dày. Nhức đầu vùng đỉnh, hoa mắt, chóng mặt, cao huyết áp.

c) Các huyệt thường dùng

Đại đôn, Hành gian, Thái xung, Lãi câu, Chương môn, Kỳ môn

 

13. Mạch nhâm

a) Đường đi:

- Từ huyệt Hội âm giữa đường nối tiền âm và hậu âm theo dọc đường giữa bụng lên qua khớp mu qua rốn lên xương ức, lên cổ, tận cùng ở chỗ lõm dưới  môi dưới.

b) Chỉ định điều trị:

- Vùng hạ vị: các chứng và bệnh về sinh dục tiết niệu: thống kinh, rong kinh, đái dầm, di tinh, bí đái, viêm tinh hoàn ...

-. Vùng thượng vị: cơn đau dạ dày, nôn , táo bón, ỉa chảy, đau vùng gan ...

- Vùng ngực: bệnh về hô hấp và tim, ho, hen, khó thở, rối loạn thần kinh tim .

Ngoài ra một số huyệt có tính chất kích thích mạnh dùng để chữa cấp cứu (Thần khuyết, Quan nguyên, Khí hải).

c) Các huyệt thường dùng

Hội âm, Khúc cốt, Trung cực, Quan nguyên, Khí hải, Thần khuyết, Kiến lý, Trung, quản, Cự khuyết, Cưu vỹ, Đản trung (chuyên trung), Thiên đột, Liêm tuyền, Thừa tương

 

14, MẠCH ĐỐC

a) Đường đi

- Bắt đầu từ huyệt Trường cường đi dọc cột sống lưng thẳng lên đường giữa đỉnh đầu, dọc xuống giữa hai mắt qua chóp mũi (Tố liêu), tận cùng ở giữa lợi, môi trên (Ngân giao) .   

b) Chỉ định điều trị:

- Tại chỗ nơi đường kinh đi qua: đau lưng, đau dây thần kinh, cột sống.

-   Toàn thân: sốt cao, sốt rét, dương hư, cấp cứu.

c) Các huyệt thường dùng

Trường cường, Mệnh môn, Linh đài, Thần đạo, Thân trụ, Đại chùy, Á môn, Phong phủ, Bách hội, Tiền đình, Thượng tinh, Thần đình, Tố lieu, Nhân trung (Thủy câu), Ngân giao

 

 

DDSĐiện sinh học là liệu pháp chữa bệnh và làm đẹp mới có mặt ở Việt Nam, quý vị muốn điều trị hoặc học nghề vui lòng liên hệ với trung tâm chúng tôi.

Hotline: 0912251884 (Số Zalo / Facebook online 24/7)

Website: www.thegioimatxa.net/dds

E.mail: info@thegioimatxa.net

Xin chân thành cảm ơn!

 

Ngun: DDS/Đin sinh hc

Xem Video DDS / Video điện sinh học

Xem : DDS – Đin sinh hc Trên Facebook .

Tham gia tho lun và chia s vi DDS – Đin sinh hc Trên Facebook

 

 

Bình luận

Các tin khác