Mô tả chi tiết
Viêm xoang là một bệnh xảy ra do viêm các xoang cạnh mũi - đa số bởi nhiễm trùng. Viêm xoang được phân loại theo cấp tính và mạn tính. Viêm xoang cấp tính thường điều trị nội khoa, còn mạn tính thì phải điều trị ngoại khoa.
Viêm xoang cấp tính theo thứ tự thường gặp là:
1. Viêm xoang hàm
2. Viêm xoang sàng
3. Viêm xoang trán
4. Viêm xoang bướm
5. viêm nhiều xoang một lúc.
I. Nguyên nhân
Bệnh viêm xoang là một trong những căn bệnh mãn tính phổ biến và rất dễ phát sinh bệnh đặc biệt là trong điều kiện môi trường sinh hoạt hiện nay. Nguyên nhân gây ra bệnh Viêm xoang thi rất nhiều, nhưng chúng ta có thể tổng quát lại một số cái chung nhất như sau:
1- Mọi lý do cản trở luồng không khí vào và mang, dẫn lưu chất tiết ra khỏi xoang đều khiến chất dịch thoát không kịp, làm cho lỗ thông phù nhỏ thêm, lỗ thông xoang gần như bị tắc nghẽn. Ứ đọng chất nhầy là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, cũng như một số loại nấm phát triển trong các xoang.
2- Cơ địa dị ứng một chất nào đó, thường là hóa chất, thức ăn biến chất, làm cho niêm mạc mũi phù nề, gây bít tắc lỗ thông xoang và nhiễm trùng.
3- Sức đề kháng kém, cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn, suy giảm miễn dịch, suy yếu niêm mạc dường hô hấp, rối loạn hệ thần kinh thực vật. Bệnh nhân viêm xoang kèm theo viêm một số bộ phận khác.
4- Tuyến nhầy của viêm mạc xoang hoạt động quá nhiều.
5- Hệ thống lông chuyển, có chức năng vận chuyển các chất nhầy trong xoang ra ngoài hoạt động kém.
6- Do viêm mũi sau nhiễm siêu vi (cúm, sởi…), bị bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn. Có trường hợp viêm xoang là hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên.
7. Sau chấn thương có tổn thương niêm mạc xoang.
Trên đây là một số nguyên nhân chính có thể dẫn đến bệnh Viêm xoang, chúng ta biết được các nguyên nhân này để biết cách phòng tránh bệnh một cách hiệu quả.
II. Triệu chứng
Có tất cả bốn triệu chứng chính:
1. Đau nhức: vùng bị nhức tùy theo xoang bị viêm:
• + Xoang hàm: nhức vùng má.
• + Xoang trán: nhức giữa 2 lông mày. Có giờ nhất định, thường là 10 giờ sáng.
• + Xoang sàng trước: nhức giữa 2 mắt.
• + Xoang sàng sau, xoang bướm: nhức trong sâu, nhức vùng gáy.
2. Chảy dịch: Viêm xoang thường gây ra hiện tượng chảy dịch, tùy thuộc vào vị trí xoang bị viêm mà dịch nhầy có thể chảy ra phía mũi hoặc xuống họng. Viêm các xoang trước thì dịch chảy ra mũi trước. Viêm các xoang sau thì dịch chảy vào họng. Triệu chứng chảy dịch làm cho người bệnh có cảm giác luôn phải khụt khịt mũi hoặc cảm giác lờ đờ ở cổ họng luôn muốn khạc nhổ.
Tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ, bệnh mới bị hay bị lâu năm, dịch nhầy sẽ có màu trắng đục, màu vàng nhạt hoặc màu xanh, có mùi hôi, khẳn.
3. Nghẹt mũi: Đây là triệu chứng vay mượn của mũi. Có thể nghẹt 1 bên, có thể nghẹt cả hai bên.
4. Điếc mũi:
Ngửi không biết mùi. Thường là viêm nặng, phù nề nhiều, mùi không len lỏi lên đến thần kinh khứu giác.
Viêm xoang khó phát hiện: không có các triệu chứng trên, hoặc chỉ có một triệu chứng đơn độc mà thôi. Viêm xoang dễ phát hiện: có ít nhất 3 triệu chứng trên.
Trường hợp đặc biệt: viêm xoang hàm do răng. Chỉ xoang hàm một bên viêm nặng mà thôi do vi khuẩn từ sâu răng đưa vào xoang. Mủ chảy vào mũi, rất hôi.
Lưu ý: Cần phân biệt với các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Bệnh viêm mũi dị ứng thường gây ra các triệu chứng: Ngứa mũi, hắt hơi liên tục thành tràng dài vào buổi sáng hoặc khoảng 10h tối, thường có chảy dịch mũi trong suốt, không màu và nghẹt mũi.
III. Y học cổ truyền
Theo Đông Y bệnh viêm xoang được nhắc đến trong các chứng tỵ tắc, tỵ uyên, đầu thống, nguyên nhân gây ra bệnh viêm xoang do cơ địa dị ứng nhiễm khuẩn (huyết nhiệt, can nhiệt, thấp nhiệt, phong nhiệt tà) hoặc do dị ứng với lạnh (phong hàn tà). Viêm xoang dị ứng thường do phế khí hư, vệ khí kém dễ bị phong hàn tà xâm nhập, biểu hiện gần giống với bệnh viêm mũi dị ứng. Viêm xoang nhiễm khuẩn thường do phong nhiệt, nhiệt độc tà gây nên. Viêm xoang gây ảnh hưởng đến công năng của tạng phế dẫn đến phế khí, bệnh lâu ngày nếu không điều trị sẽ ảnh hưởng đến các tạng phủ khác đặc biệt tạng thận.
Thông qua kinh lạc mà vùng xoang, mũi có quan hệ với các tạng phủ trong cơ thể đặc biệt là phế, tỳ, đởm, thận:
- Phế: Mũi là khiếu của phế, mũi liên hệ với phế thông qua hầu họng, giúp phế thực hiện chức năng hô hấp (hô là thở ra, hấp là hít vào), lưu thông khí trong cơ thể với thiên khí bên ngoài. Sự thông điều của phế khí giúp mũi thực hiện chức năng khứu giác.
- Tỳ: Tỳ có chức năng thống nhiếp huyết, mà mũi là nơi huyết mạch tập trung. Hoạt động chức năng sinh lý bình thường của xoang mũi là do sự nuôi dưỡng của tỳ. Viêm mũi, viêm xoang mãn tính cần phải điều trị bổ khí, trong đó có kiện tỳ bổ khí. Bệnh lý của tỳ có thể biểu hiện ở mũi như: Tỳ nhiệt thì mũi đỏ, tỳ có phong thì mũi vàng.
- Đởm: Đởm là phủ thanh dương. Nếu đởm khí hòa bình thì chức năng sinh lý của mũi, xoang bình thường. Nếu đởm kinh có nhiệt, thì mũi tiết dịch trọc gọi là tỵ uyên. Bệnh thực nhiệt ở xoang mũi phần nhiều là do nhiệt can đởm, theo kinh lạc mà dẫn lên.
- Thận: Thận tàng tinh, chủ về nạp khí, chức năng của xoang mũi phụ thuộc vào sự nuôi dưỡng của thận tinh. Thận khí đầy đủ thì chức năng nạp khí được điều hòa, phế khí và xoang mũi thông sướng. Viêm xoang, tắc mũi lâu ngày ảnh hưởng đến não bộ mà thận chủ tàng tinh, sinh tủy, thông lên não.
IV. Điều trị viêm xoang bằng DDS
Bước 1: Khai lưng
Bước 2: Làm vùng phế với dầu A18+A1, A10+A1.
Bước 3: Làm 3 vạch Từ đại chùy ra hõm nách.
Bước 4: Từ đại chùy 2 tay làm hình quạt xung quanh phế du.
Bước 5: cấp điện Phong phủ, phong chì lên đỉnh đầu.
Bước 6: Làm xương chẩm.
Bước 7: Làm ế môn.
Bước 8: Nằm ngửa, dùng dầu A18+A1, A10+A1 ở thiên đột, thoát ra hõm nách.
Bước 9: Làm trung phủ vân môn với dầu A18+A1, A10+A1 rồi vuốt ra đầu ngón cái.
Bước 10: Từ thiên đột làm lên vùng cổ.
Bước 11: Nhấn huyệt ở giữa cổ (đối diện với Á môn với dầu A18+A1, A10+A1.
Bước 12: Vuốt vùng khe từ dưới cằm ra 2 bên.
Bước 14: Thả gió tay (chỉ bấm huyệt).
Bước 15: Làm các huyệt ở mũi với dầu A18+A1, A10+A1.
Bước 16: Khai thông vùng mặt.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Những trường hợp dưới đây không nên điều trị bằng DDS – Điện sinh học:
1. Mắc nhiều bệnh mãn tính như: Tim mạch, phổi, thận, gan, mật dạ dày,…
2. Các loại ung thư ác tính
3. Bệnh truyền nhiễm giai đoạn cấp tính.
4. Phụ nữ kỳ kinh, phụ nữ có thai.
5. Các loại bệnh đang chảy máu.
6. Trong cơ thể có kim loại (đinh, nẹp, vit,teen, silicon, nâng ngực, mông, phẫu thuật, mũi).
7. Các loại phẫu thuật dưới 6 tháng.
8. Cơ thể gầy yếu suy kiệt, Người cao tuổi>65 tuổi
9. Sau phẫu thuật kết hợp xương đã tháo đinh vẫn phải cẩn trọng.
10. Huyết áp tối đa trên 160 mmHg, và huyết áp tối thiểu trên 110 mmHg
11. Nếu có kính áp tròng khi làm phải tháo ra
12. Uống rượu xong không làm được
Trị liệu bằng liệu pháp DDS - Điện sinh học dùng máy xung điện vào người thầy thuốc kích hoạt dòng điện từ cơ thể thầy thuốc tác động vào người bệnh giúp khai thông kinh lạc, ứ trệ, khôi phục tế bào gốc, khử phong, đổi hàn, cân bằng độ PH. Chữa Viên khớp xương, tai biến, phong thấp, cong vẹo cột sống, u xơ, tắc tia sữa, tiền liệt tuyến, phù thũng, tiểu đường, viêm xoang, giảm béo, nâng ngực, nâng cao cơ mặt chỉ với liệu trình 10 lần rất có hiệu quả.
Trị liệu bằng DDS có tác dụng tương tự như châm cứu nhưng nhờ có dòng điện sinh học nên độ thẩm thấu sâu hơn (từ 40 – 50 cm), trên diện rộng rất dễ chịu, không bị đau đớn như châm cứu hay điện châm.
Ngoài ra, bạn cũng có thể mua máy DDS về tự trị liệu tại nhà.
CÁC BƯỚC ĐĂNG KÝ TRỊ LIỆU
1/ Thăm khám và trải nghiệm lần đầu miễn phí.
2. Đăng ký trị liệu và điền thông tin vào thẻ liệu trình.
3. Đóng tiền và hẹn lịch chữa.
Lưu ý: Trị liệu 1 lần bằng DDS – Điện sinh học sẽ thấy đỡ.
Trị liệu 5 – 7 lần gần như khỏi khẳn, bệnh nhân không được bỏ trị liệu mà phải chữa tiếp để bệnh không tái phát.
Bệnh nhân nói rõ chuyển biến bệnh sau mỗi lần trị liệu và xác nhận hiệu quả khi hết liệu trình trị liệu.
bệnh nhân đăng ký trị liệu trình sẽ được giảm giá.
DDS – Điện sinh học là liệu pháp chữa bệnh và làm đẹp mới có mặt ở Việt Nam, quý vị muốn điều trị hoặc học nghề vui lòng liên hệ với trung tâm chúng tôi.
Hotline: 0912251884 (Số Zalo / Facebook online 24/7)
Website: www.thegioimatxa.net/dds
E.mail: info@thegioimatxa.net
Xin chân thành cảm ơn!
Nguồn: DDS/Điện sinh học
Xem Video DDS / Video điện sinh học
Xem : DDS – Điện sinh học Trên Facebook .
Tham gia thảo luận và chia sẻ với DDS – Điện sinh học Trên Facebook