Tìm hiểu hệ thần kinh trong điều trị DDS – Điện sinh học
Cập nhật:
Thứ 4: 20/12/2017 16:27
Lượt xem:
2898
Thuộc gian hàng:
dds
DDS – Điện sinh học có thể chữa các bệnh về thần kinh như liệt dây thần kinh số 7, thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, Barkinson, đau đầu mất ngủ…. (DDS) - DDS nổi bật lên là một phương pháp được kết hợp giữa tinh hoa của hai nền y học hiện đại và y học cổ truyền phương đông.Sử dụng sản phẩm công nghệ cao từ Hoa kỳ,được áp dụng trên nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật,Trung Quốc...DDS đang dần thể hiện được sự hiệu quả của mình trong việc chăm sóc làn da,đem lại sức sống tràn trề năng lượng cho làn da.
Hệ thần kinh được cấu tạo bởi hàng tỷ nơ ron có ba chức năng cơ bản là cảm giác (thu nhận các kích thích từ bên ngoài và bên trong cơ thể, dẫn
truyền các thông tin cảm giác về cơ quan phân tích), xử lý thông tin (Phân tích, tổng hợp các thông tin đưa vào để đưa ra quyết định và lưu giữ các thông tin nếu cần) và vận động (thực hiện những đáp ứng thích hợp trước các kích thích). Hệ thần kinh là cơ sở vật chất của nhận thức và trí nhớ, nó khởi phát tất cả các vận động theo ý muốn.
Hệ thần kinh được chia thành 2 phần: phần (hay hệ) thần kinh trung ương và phần (hay hệ) thần kinh ngoại vi.Hệ thần kinh trung ương bao gồm não và tủy sống, hệ thần kinh ngoại biên gồm hệ thần kinh động vật và hệ thần kinh thực vật (hệ thần kinh tự chủ). Hệ thần kinh động vật chi phối vận động của cơ thể, hệ thần kinh thực vật phụ trách vận động của hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa,…
Trong tài liệu này chỉ giới thiệu một số nội dung sau: Thần kinh gai sống, dây thần kinh sọ và hệ thần kinh thực vật.
I. THẦN KINH GAI SỐNG
Thần kinh gai sống đi ra từ tủy sống. Thần kinh gai sống gồm 4 nhóm.
1. Thần kinh gai sống cổ: Hai bên phải và trái có 8 đôi.
1.1 Thần kinh gai sống cổ từ C1 đến C4 chi phối vai, cổ, đầu (trừ mặt). Tạo nên đám rối cổ ở phía ngoài cổ.
1.2 Thần kinh gai sống cổ từ C5 đến C8 chi phối chi trên.
2. Thần kinh gai sống ngực: Hai bên phải và trái có 12 đôi.
2.1 Thần kinh gai sống ngực từ D1 đến D2 chi phối mặt trong cẳng tay đến mặt trong cánh tay, ngực.
2.2 Thần kinh gai sống ngực từ D3 đến D12 chi phối ngực, bụng và lưng.
2.3 Thần kinh gai sống cổ C5 đến D1 ở phần cổ - xương đòn có đám rối cánh tay chi phối da và các cơ chi trên.
3. Thần kinh gai sống thắt lưng: Hai bên phải và trái có 5 đôi.
3.1. Thần kinh gai sống thắt lưng L1 chi phối bụng dưới và thắt lưng.
3.1Thần kinh gai sống thắt lưng L2 đến L3 chi phối thắt lưng, mặt trước đùi.
3.3 Thần kinh gai sống thắt lưng L4 chi phối mặt trong cẳng chân.
3.4 Thần kinh gai sống thắt lưng L5 chi phối mặt trước cẳng chân.
3.5 Thần kinh gai sống thắt lưng L1 đến L4 là đám rối thắt lưng chi phối chủ yếu da và cơ từ bụng dưới đến mặt trước đùi.
4. Thần kinh gai sống cùng: Hai bên phải và trái có từ 4 – 5 đôi.
Thần kinh gai sống cùng S1 chi phối mặt sau cẳng chân, gan bàn chân.
4.1Thần kinh gai sống cùng S2 – S3 chi phối mặt sau đùi.
4.2Thần kinh gai sống cùng S3 – S5 chi phối vùng đáy chậu.
Thần kinh gai sống thắt lưng L4 – S4 là đám rồi cùng chi phối chủ yếu vùng mông, âm hộ, mặt sau đùi, da và cơ ở toàn bộ cẳng chân. II – CÁC ĐÔI THẦN KINH SỌ NÃO
Gọi các dây thần kinh ngoại biên đi ra từ cuống não là thần kinh sọ. Ở hai bên phải và trái có 12 đôi.
1. Dây thần kinh I (dây thần kinh khứu giác): dẫn truyền cảm giác ngửi.
2. Dây thần kinh II(dây thần kinh thị giác): nhận cảm giác nhìn.
3. Dây thần kinh III (dây thần kinh vận nhãn): vận động cơ của nhãn cầu và co đồng tử.
4. Dây thần kinh IV (dây thần kinh ròng rọc): vận động cơ chéo trên của nhãn cầu.
5. Dây thần kinh số V (dây thần kinh sinh ba): cảm giác ở vùng đầu mặt và vận động các cơ nhai.
6. Dây thần kinh VI (dây thần kinh vận nhãn ngoài): vận động cơ thẳng ngoài của nhãn cầu.
7. Dây thần kinh VII (dây thần kinh mặt): tạo biểu lộ tình cảm, tiết dịch tuyến lệ, tiết dịch tuyến nước bọt, cảm giác vị giác 2/3 trước lưỡi.
8. Dây thần kinh VIII (dây thần kinh tiền đình - ốc tai): làm nhiệm vụ cảm giác nghe và thăng bằng.
9. Dây thần kinh IX (dây thần kinh lưỡi - hầu): cảm giác vị giác ở 1/3 sau lưỡi, tiết dịch tuyến mang tai, nuốt.
10. Dây thần kinh X (dây thần kinh lang thang): vận động và cảm giác cho dạ dày, ruột; vận động các cơ hầu; chi phối cảm giác vùng họng; giảm nhịp tim.
11. Dây thần kinh Xi (dây thần kinh phụ): vận động cơ thang và cơ ức đòn - chũm.
12. Dây thần kinh XII (dây thần kinh hạ thiệt): vận động các cơ ở lưỡi.
Các dây thần kinh sọ chia làm 3 loại: loại cảm giác, loại vận động, loại vừa cảm giác vừa vận động (dây hỗn hợp). Các dây III, V, VII, IX, X thuộc loại dây hỗn hợp.
III – HỆ THẦN KINH THỰC VẬT (tự chủ)
Chức năng của hệ thần kinh thực vật là chi phối của đời sống nộ tạng, tuần hoàn, dinh dưỡng, hô hấp, bài tiết, chuyển hóa chất trong cơ thể.
Thần kinh thực vật hoạt động ngoài ý muốn nhưng vẫn chịu sự điều khiển của vỏ não.
1. Cấu tạo của hệ thần kinh thực vật:
- Các trung tâm thần kinh thực vật.
- Các trung tâm dây thần kinh thực vật có các đặc điểm là phân phối theo từng vùng. Ở não giữa: có trung tâm của các dây thần kinh thực vật đi theo dây thần kinh vận nhãn chung (III) tới ngoại vi.
- Ở hành não và cầu não có các nơ ron phát sinh ra các sợi dây thần kinh thực vật nằm trong các dây thần kinh sinh ba(V), mặt (VII), thiệt hầu (IX) và phế vị (X).
- Ở các đoạn cổ của tủy sống không có trung tâm của dây thần kinh thực vật. Ở các đoạn ngực và thắt lưng của tủy sống có những sợi thần kinh thực vật xuất phát từ các cột bên từ đoạn ngực 1, 2 đến thắt lưng 3, 4 từ đoạn thắt lưng 4, 5 đến đoạn cùng 2 không có các dây thần kinh đi qua.
-Các trung tâm thần kinh thực vật ở não giữa, hành não, cầu não và các đoạn tủy cùng thuộc hệ thần kinh phó giao cảm có các đoạn ngực và thắt lưng của tủy sống thuộc hệ thần kinh giao cảm.
2. Tác dụng của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm:
2.1 Tác dụng của hệ thần kinh giao cảm:
- Chỉ cần nhận được kích thích lên hệ thần kinh giao cảm cũng gây ra được hoạt động tối đa của các cơ quan đáp ứng. Ví dụ: giận dữ, sợ hại kéo theo phản ứng như đánh nhau hoặc chạy trốn.
- Hệ thần kinh giao cảm có các tác dụng sau:
+Giãn đồng tử.
+Tăng nhịp tim, tăng huyết áp.
+Giãn khí quản.
+Ức chế tiêu hóa.
+Tăng lưu lượng máu ở cơ vân.
+ Co mạch máu ở da.
2.2 Tác dụng của hệ thần kinh phó giao cảm
- Co đồng tử.
- Giảm nhịp tim.
- Co thắt khí quản.
- Thúc đẩy tiêu hóa.
- Thúc đẩy chức năng bài tiết chất thải (đại tiện và tiểu tiện).
* Hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm thường có tác dụng đối kháng nhau.
DDS – Điện sinh học là liệu pháp chữa bệnh và làm đẹp mới có mặt ở Việt Nam, quý vị muốn điều trị hoặc học nghề vui lòng liên hệ với trung tâm chúng tôi.
Hotline: 0912251884 (Số Zalo / Facebook online 24/7)
Website: www.thegioimatxa.net/dds
E.mail: info@thegioimatxa.net
Xin chân thành cảm ơn!
Nguồn: DDS/Điện sinh học
Xem Video DDS / Video điện sinh học
Xem : DDS – Điện sinh học Trên Facebook .
Tham gia thảo luận và chia sẻ với DDS – Điện sinh học Trên Facebook