Tìm hiểu hệ cơ trong điều trị DDs – Điện sinh học
Cập nhật:
Thứ 4: 20/12/2017 16:18
Lượt xem:
2787
Thuộc gian hàng:
dds
DDS – điện sinh học có thể chữa các triệu chứng về cơ như đau cơ, co cơ, viêm cơ, nâng cơ mặt, nâng ngực, giảm béo….
I. ĐẠI CƯƠNG
Mỗi cử động của cơ thể, từ chớp mắt đến nhảy lên trên không đều có thể được thực hiện nhờ các cơ và gân - những cái duỗi cơ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc truyền năng lượng từ cơ đến xương nó chuyển động. Đằng sau các hoạt động của chúng là các cơ cấu tinh vi phức tạp có liên quan đến não, các dây thần kinh cơ quan cảm giác. Có 3 loại cơ: Cơ vân, cơ trơn và cơ tim. Cơ vân tạo ra các cử động của cơ thể. Cơ trơn liên quan đến sự vận động của các tạng và mạch máu. Cơ tim giúp tim co bóp.
Trong tài liệu này chủ yếu giới thiệu về một số cơ vân.
1. Các thành phần của cơ vân:
1.1. Mạc: Gồm mạc bọc sợi cơ, bao bọc một sợi cơ và mạc bọc bó sợi cơ bao quanh một bó sợi cơ va macj bọc cơ bao quanh một cơ. Mạc có tác dụng bảo vệ cơ và chống sự ma sát
1.2. Sợi cơ:Là những tế bào cơ dài, mảnh được xem là đơn vị cấu tạo của cơ. Hầu hết hai đầu sợi cơ đều bám vào xương.
1.3 Bó sợi cơ: Các sợi cơ tập hợp lại thành bó sợi cơ.
1.4. Gân: Gồm nhiều bó sợi được tạo nên bởi các mô liên kết giúp cơ bám vào xương. Gân ít có tính đàn hồi.
1.5 Bao sợi của gân: Là loại bao được hình thành từ các mô liên kết sợi, bao bọc các gân. Phía trong bao sợi của gân là túi hoạt dịch chứa chất hoat dịch rất trơn nhờn. Vì vậy gân có thể cử động dễ dàng.
1.6.Mạch máu: Nằm giữa các cơ và giữa các bó sợi cơ, giúp đưa chất dinh dưỡng đến nuôi cơ.
1.7. Thần kinh vận động: Bám vào sợi cơ. Khi thần kinh vận động hưng phấn, sợi cơ co lại Làm cho cơ trở nên ngắn lại. Nếu sự hưng phấn mất đi. Sợi cơ duỗi ra làm cho cơ trở nên dài ra.
2. Nguyên ủy và bám tận
Hầu hết các cơ bắt đầu từ một xương đi qua khớp và bám vào một xương khác. Khi cơ co, làm cho hai đầu xương tiến lại gần nhau gây ra sự cử động của khớp. Tùy nhiên, sự cử động của hai xương tạo ra khớp không giống nhau, chỉ có một xương này đến gần xương kia. Phần cơ bám tận vào xương được cố định hoặc ít cử động gọi là nguyên ủy. Còn phần cơ bám vào xương di động hơn là bám tận. Nói chung, đầu bám ở xa thân là bám tận. Thông thường, phần của cơ ở gần nguyên ủy và bám tận là gân. Phần cơ phình ra giữa nguyên ủy và bám tận gọi là bụng cơ.
II. CHỨC NĂNG CỦA CƠ
1. Di chuyển: Nhờ cơ co tạo nên sự cử động của khớp.
2. Duy trì tư thế: Nhờ cơ co liên tục mà con người có thể đứng, ngồi...
3. Sinh nhiệt: Khi cơ vận động sẽ sinh ra nhiệt. Đây là nhiệt cần thiết để duy trì thân nhiệt.
4. Tác dụng như một máy bơm: Trong lòng tĩnh mạch có các van đưa đưa máu đi một chiều về tim.Khi cơ co, cơ ép tĩnh mạch, lúc đó máu trong tĩnh mạch bị dồn về tim. Như vậy, sự co cơ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đưa máu ở tĩnh mạch về tim.
Trong xoa bóp, khi ấn vào cơ, các tĩnh mạch trong cơ bị đè ép và máu sẽ di chuyển về tim. III III. MỘT SỐ CƠ THÔNG DỤNG
1. Cơ vùng Mặt – cổ:
1.1. Cơ vòng mi: Bao quanh hai mi mắt. Khi cơ này co làm nhắm mắt lại.
1.2. Cơ cau mày: nhỏ, đi từ đầu trong cung mày tối đa ở giữa cung mày.
- Động tác: Kéo mày xuống dưới và vào trong làm cau mày.
1.3. Cơ vòng môi: Bao quanh hai môi, khi cơ co làm cho mím môi lại.
1.4 Cơ cắn
- Nguyên ủy: Bờ dưới cung xương gò má.
- Bám tận: Mặt ngoài góc hàm dưới.
- Động tác: Nâng hàm dưới lên.
1.5 Cơ thái dương
- Nguyên ủy: Hố thái dương
- Bám tận: Bờ trước ngành hàm dưới.
- Động tác: Nâng hàm dưới lên, kéo hàm dưới ra.
1.6 Cơ ức đòn-chũm
- Nguyên ủy: Đi từ cán ức, 1/3 trong xương đòn bám vào mặt ngoài mỏm chũm và 1/2 ngoài đường gáy trên xương chẩm.
- Bám tận: Xương chẩm và mỏm chũm xương thái dương.
- Động tác: Khi co một bên: nghiêng đầu về cùng bên, khi cả hai cơ đều co gấp cột sống cổ.
2. Cơ vùng ngực - bụng
2.1. Cơ ngực lớn:
- Nguyên ủy: Xương đòn, bờ xương ức, các sụn sườn I –VI, đi ngang ra ngoài.
- Bám tận: Bờ ngoài rãnh nhị đầu xương cánh tay.
- Động tác: Khép và xoay cánh tay vào trong.
2.2. Cơ ngực bé:
- Nguyên ủy: Nằm sau cơ ngực to bám vào sụn sườn III, IV, V chạy chếch lên trên
- Bán tận: Mỏm quạ xương vai và ngực.
- Động tác: Hạ thấp xương vai khi điểm tỳ ở xương sườn. nở nồng ngực điểm tỳ ở mỏm quạ( thì thở vào).
2.3. Cơ lưng to:
- Nguyên ủy: Mỏm gai các đốt sống ngực VI – XII, các đốt sống thắt lưng, các đốt sống cùng và mào chậu chạy ngang ôm lấy mạng sườn
- Bám tận: Rãnh nhị đầu xương cánh tay.
- Động tác: Khép và xoay cánh tay vào trong khi tỳ vào xương cánh tay thì nâng hai thân người lên.
2.4 Cơ thang:
- Nguyên ủy: Bám vào xương chẩm, mỏm gai các đốt sống cổ và ngực (đốt I – X) đi ngang ra ngoài
- Bám tận: Mép trên sống vai.
- Động tác: Nâng và kéo xương vai vào gần cột sống.
2.5. Cơ hoành:
Là cơ ngăn cách lồng ngực và ổ bụng, hình vòm, bên phải cao hơn bên trái một khoảng gian sườn.
2.6 Cơ thẳng bụng:
- Nguyên ủy: Khớp mu
- Bám tận: Mặt trước các sụn sườn V, VI, VII
- Động tác: Gập thân
Cơ thẳng bụng ở lớp nông nhất, là cơ chạy dọc hai bên vùng giữa thân.
3. Cơ chi trên
3.1 Cơ đen ta:
- Là cơ bao bọc phía ngoài khớp vai
- Nguyên ủy: Sống vai và xương đòn.
- Bám tận: Ấn Delta ở mặt ngoài xương cánh tay
- Động tác: Dạng cánh tay, đưa cánh tay lên
3.2. Cơ nhị đầu cánh tay: Có 2 phần dài và phần ngắn - Nguyên ủy: Phần dài bám vào diện trên hõm khớp, phần ngắn bám vào mỏm quạ xương vai.
- Bám tận: Hai phần tụ lại làm một và bám một gân chung vào lồi củ nhị đầu xương quay.
-Động tác: Gấp và sấp cẳng tay vào cánh tay( Khi gấp khuỷu tay, cơ nhị đầu cánh tay nổi cao lên ở mặt trước cánh tay).
3.3. Cơ tam đầu cánh tay:.
- Nguyên ủy: Gồm 3 phần:
+Phần dài bám vào diện dưới hõm khớp vai
+Phần rộng ngoài bám vào mặt ngoài xương cánh tay
+Phần rộng trong bám vào mặt sau xương cánh tay
- Bám tận: Cả 3 phần hợp thành một gân chung bám tận vào mỏm khuỷu.
- Động tác: Gấp duỗi khớp khuỷu
4. Cơ chi dưới
4.1. Cơ mông to
Là cơ lớn nhất, che phủ cả vùng mông
-Nguyên ủy: Ở trên bám vào hố chậu ngoài, mào chậu và xương cùng cụt.
-Bám tận: Ở dưới bám vào phần trên đường giáp xương đùi.
-Động tác: Duỗi và xoay đùi ra ngoài
4.2. Cơ mông bé:
-Nguyên ủy: Bám từ hố chậu ngoài
-Bám tận: Mấu chuyển to xương đùi.
Động tác: Duỗi và xoay đùi ra ngoài.
4.3 Cơ tứ đầu đùi: là khối cơ lớn được hợp bởi 4 cơ:
- Nguyên ủy:
+ Cơ thẳng đùi thẳng( trước) : Bám từ gai chậu trước dưới và vành ổ cối.
+ Cơ rộng ngoài: Bám tư mép ngoài đường ráp xương đùi.
+ Cơ rộng trong: Bám từ mép trong đường ráp xương đùi.
+ Cơ đùi: Bám từ mặt trước và mặt ngoài xương đùi.
- Bám tận: Bốn cơ hợp thành một gân chung bám vào lồi củ trước đầu trên xương chày.
- Động tác: Duỗi cẳng chân.
4.4 Cơ may:
- Nguyên ủy: Bám từ gai chậu trước trên, chạy bắt chéo trước đùi xuống
-Bám tận: bám vào mặt trong xương chày.
-Động tác: Gấp đùi vào bụng và gấp cẳng chân vào đùi.
4.5. Cơ bụng chân: Gồm 2 đầu:
-Nguyên ủy:
+ Đầu ngoài: Lồi cầu ngoài xương đùi
+ Đầu trong: Lồi cầu trong xương đùi.
- Bám tận: Hai đầu cơ hợp lại với nhau tại xương gót.
- Động tác: Gấp gan bàn chân, duỗi gối.
4.6 Cơ giéc:
- Nguyên ủy: Chỏm mác, xương chày.
- Bám tận: Gân cơ giéc hợp với gân cơ bụng chân thành gân gót.
- Động tác: gấp gan bàn chân.
DDS – Điện sinh học là liệu pháp chữa bệnh và làm đẹp mới có mặt ở Việt Nam, quý vị muốn điều trị hoặc học nghề vui lòng liên hệ với trung tâm chúng tôi.
Hotline: 0912251884 (Số Zalo / Facebook online 24/7)
Website: www.thegioimatxa.net/dds
E.mail: info@thegioimatxa.net
Xin chân thành cảm ơn!
Nguồn: DDS/Điện sinh học
Xem Video DDS / Video điện sinh học
Xem : DDS – Điện sinh học Trên Facebook .
Tham gia thảo luận và chia sẻ với DDS – Điện sinh học Trên Facebook