Tìm hiểu hệ bài tiết trong điều trị DDS – Điện sinh học
Cập nhật:
Chủ nhật: 31/12/2017 23:08
Lượt xem:
2450
Thuộc gian hàng:
dds
DDS – Điện sinh học có thể chữa các bệnh về bài tiết như ngứa da, đái dắt, đái đêm…
I. DA
1. Cấu tạo và chức năng của da
- Da là tổ chức khá phức tạp, mô da là một khối tổng hợp gồm 3 lớp: Biểu bì, trung bì và hạ bì kết hợp chặt chẽ với nhau thành các lớp tổ chức bao phủ mang tính chất chun dãn (về các phía), có tính thống nhớt, tính tạo hình, có các lớp biểu mô, các mô liên kết, các tuyến, lông và gốc lông, thớ cơ, tận cùng các dây thần kinh, lưới mạch máu và bạch mạch.
1.1 Lớp biểu bì
- Biểu bì Dày từ 0.07 – 1.8 mm. Là lớp ngoài cùng của da, bán trong suốt, chỗ da dầy có đủ 6 lớp tế bào nhưng tối thiểu gồm 2 lớp tế bào (lớp mầm và lớp sừng. Lớp sừng thường tróc khi tắm rửa kỳ cọ. Lợi dụng tính chất này mà ngành săn sóc da cho ra đời hệ thống tẩy tế bào chết nhằm mục đích kích thích chu kỳ tái tạo da để cho da được đẹp mịn màng tươi sáng.
+ Chu kỳ tái tạo da của người dưới 15 tuổi là: 10-15 ngày
+ Chu kỳ tái tạo da của người 18 tuổi : 18-20 ngày
+ Chu kỳ tái tạo da của người 23 tuổi: 28 – 30 ngày
+ Chu kỳ tái tạo da của người 40 tuổi : 90 ngày
- Như vậy chúng ta tẩy tế bào chết là để giúp đỡ hệ thống tái tạo da trẻ hơn, nhanh hơn để có làn da tươi sáng hơn là điều không thể thiếu trong chăm sóc, bảo vệ da).
- Nếu bị chấn thương ở lớp ngoại biểu bì thì không có sẹo
- Nếu bị chấn thương ở lớp nội biểu bì thì sẽ để lại sẹo
- Lớp biểu bì có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại mọi ảnh hưởng có hại của môi trường và sự xâm nhập của vi khuẩn. Lớp biểu bì có tác dụng tổng hợp các vitamin D dưới tác động bức xạ của mặt trời. Lớp biểu bì cũng chứa các tế bào sắc tố quyết định màu sắc của da và ngăn chặn không cho các tia cực tím đi sâu vào da.
1.2 Lớp trung bì
- Trung bì dày từ 0.7 – 7 mm. Trung bì dầy hơn biểu bì từ 15 đến 40 lần. Là một lớp xơ rất chắc, được cấu tạo từ các chất nền tảng (chất gian bào), các tế bào liên kết, bó sợi liên kết và sợi đàn hồi, các tuyến ống và nang lông, cơ dựng lông, mạch máu, thần kinh. Tế bào đặc chưng là các nguyên bào sợi. Chất tạo keo (collagen) là thành phần chủ yếu chiếm 77% trọng lượng lớp trung bì.
- Chức năng trung bì: là nơi nuôi biểu bì (qua lớp nhú), cơ quan bài tiết mồ hôi, chất nhờn, đào thải chất bã và các chất độc, là cơ quan điều hòa thân nhiệt: giữ cho cơ thể luôn ở mức 37 độ C (qua mồ hôi và co dãn lưới mao mạch), nhận cảm giác và đặc biệt bảo đảm tính đàn hồi, tính mềm dẻo, phục hồi hình thể và vị trí sau cử động làm da không nhăn nhúm, hấp thu một số chất, thuốc qua ống tuyến và chân lông, tái tạo làm liền vết thương, vết bỏng trên da, làm hàng rào sinh học miễn dịch, tạo ra một số men và các chất chế tiết, đáp ứng viêm và các phản ứng dị ứng.
1.3. Lớp hạ bì
- Lớp hạ bì (còn gọi là lớp mỡ dưới da) Dày từ 0.25 đến hàng cm, là mô liên kết mỡ. Các phần phụ của biểu bì như: gốc lông, tuyến mồ hôi nằm cả ở hạ bì, mạng lưới mạch máu, thần kinh của da cũng xuất phát từ hạ bì. Một số vị trí đặc biệt không có lớp hạ bì như: da cánh mũi, viền đỏ môi, bìu, đầu dương vật, da viền hậu môn, da mí mắt, nền móng chân móng tay, vành tai. Lớp hạ bì phát triển nhiều ở vùng bụng, mông (nhất là phụ nữ), có ảnh hưởng đến thẩm mỹ của cơ thể.
- Hạ bì có chức năng bảo vệ cơ học giúp chống lại những sức ép, những chấn động đột ngột từ bên ngoài,và được xem như là cái gối che chở da và những cấu trúc bên dưới. Ngoài ra lớp hạ bì còn giúp da nhận biết các kích thích từ môi trường bên ngoài và thực hiện chức năng trao đổi chất nhờ chứa các dây thần kinh,mạch máu và các mô liên kết
2. Phân loại da
Xét về cấu tạo, da người cơ bản đều giống nhau, Có chức năng vô cùng quan trọng là bao bọc, che chở cơ thể và bài tiết mồ hôi. Nhưng do các nguyên nhân di truyền, khí hậu môi trường sống, tuổi tác… da chúng ta biểu hiện khác nhau ở mặt ngoài. Vì vậy có các loại da sau:
2.1 Da thường: mịn màng, tươi mát, lỗ chân lông nhỏ. Đây là loại da lý tưởng.
2.2 Da nhờn: nhờn, ướt, bóng loáng lỗ chân lông to dễ phát sinh mụn. Da nhờn vì bài tiết khó khăn nên mỗi lỗ chân lông là một mụn cám đầu đen, Những người thuộc loại da này tóc thường bị bết, nhanh bẩn, nhiều gầu.
2.3 Da khô: không mịn màng tươi mát, lỗ chân lông nhỏ. Da thường tróc vẩy và dễ phát sinh mụn trứng cá. Có hai loại da khô: da khô thiếu nước và da khô thiếu dầu.
2.4 Da hỗn hợp: trán, mũi, cằm nhờn. Hai bên má thì khô
2.5 Da nhạy cảm: bị dị ứng khi sử dụng bất kỳ mỹ phẩm nào hoặc bị dị ứng khi thời tiết thay đổi
thức ăn hoặc dị ứng thức ăn do dùng thuốc trị bệnh
2.6 Da sạm: sạm khô: quá khô, không điều trị kịp thời sẽ bị nám, sạm nhờn: do nhữn vết thâm của mụn để lại ngày càng chồng chất làm cho lớp da này dày cộm, cộng thêm lỗ chân lông to.
2.7 Da lão hóa: thường là dày, cằn cỗi, xấu xí, xuất hiện ở bất cứ tuổi nào do sử dụng mỹ phẩm bừa bãi và làm việc trong môi trường ô nhiễm, độc hại, nắng nóng.
Do da có cấu trúc, chức năng rất phức tạp và quan trọng cho nên việc nuôi dưỡng, chăm sóc da đúng khoa học là hết sức cần thiết. Mặt trong của da được nuôi dưỡng thông qua chế độ dinh dưỡng bằng đường ăn uống. Còn mặt ngoài của da được nuôi dưỡng chủ yếu bằng cách thẩm thấu. Cho nên, việc nuôi dưỡng, chăm sóc từ bên ngoài là rất quan trọng.
II. HỆ TIẾT NIỆU
Hệ tiết niệu là hệ thống có vai trò quan trọng trong việc duy trì thăng bằng nước - điện giải trong cơ thể cũng như đào thải một số chất độc ra khỏi cơ thể thông qua sự bài tiết nước tiểu.
Thành phần của hệ tiết niệu gồm: thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo.
1. Thận
Thận là bộ phận quan trọng, đảm nhiệm chức năng chính của hệ tiết niệu là sản suất ra nước tiểu( được xem như là một tuyến ngoại tiết). Ngoài ra thận còn có vai trò nội tiết trong việc tham gia điều chỉnh huyết áp và tạo hồng huyết cầu, mỗi cơ thể người bình thường có hai thận.
Thận nằm sau ngoài ổ phúc mạc, hai bên cột sống thắt lưng, trong góc tạo bởi xương sườn XI và cột sống, thận phải nằm thấp hơn thận trái 2cm (do có gan đè lên) . Mỗi thận nằm trong một ổ chứa đầy mỡ gọi là ổ thận .
Mỗi thận nặng trung bình 130-140g, cao 12cm, rộng 6cm, dày 3cm. Thận có hình hạt đậu, màu nâu đỏ, mật độ chắc nhưng dễ vỡ do chứa đầy máu và nước tiểu.
2. Niệu quản
Niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang. Niệu quản dài 25cm, đường kính 3-5cm. mỗi người có 2 niệu quản nằm dọc hai bên cột sống thắt lưng, nằm sau phúc mạc, sát vào thành bụng sau. Mỗi niệu quản có 3 chỗ thắt hẹp (từ trên xuống dưới):
+ Chỗ nối với bể thận.
+ Chỗ bắt chéo động mạch chậu.
+ Chỗ đổ vào bàng quang.
3. Bàng quang
Bàng quang là một túi đựng nước tiểu từ thận đổ xuống trước khi đổ ra ngoài. Bàng quang nằm trong chậu hông bé, nằm dưới ngoài phúc mạc, trên cơ nâng hậu môn, sau khớp mu, trước các tạng sinh dục và trực tràng.
Nhìn nghiêng bàng quang có hình chữ Y , nấp sau khớp mu, mặt trên trũng, mặt trước và sau nhìn xuống dưới, chỗ thông với niệu đạo gọi là cổ bàng quang.
Nhìn từ trên xuống dưới bàng quang có hình tam giác, đỉnh ở phía trước có dây đeo bàng quang vào rốn, đáy ở sau với 2 góc là nơi 2 niệu quản cắm vào. Khi bàng quang đầy mặt trên bàng qung căng phồng lên trên khớp mu như một vòm cầu (gọi là cầu bàng quang).
4. Niệu đạo
Là đường dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài.
Niệu đạo nam vừa là đường dẫn nước tiểu vừa là đường dẫn tinh, dài 16cm, đi từ cổ bàng quang xuyên qua tuyến tiền liệt vào dương vật thông ra ngoài bằng lỗ sáo.
Niệu đạo nữ dài 3-4cm đi từ cổ bàng quang chếch xuống dưới và ra trước tới âm hộ thông ra ngoài bằng lỗ tiểu. Niệu đạo nữ thẳng, to, ngắn nên người phụ nữ dễ bị nhiễm khuẩn lên bàng quang khi giữ vệ sinh kém.
DDS – Điện sinh học là liệu pháp chữa bệnh và làm đẹp mới có mặt ở Việt Nam, quý vị muốn điều trị hoặc học nghề vui lòng liên hệ với trung tâm chúng tôi.
Hotline: 0912251884 (Số Zalo / Facebook online 24/7)
Website: www.thegioimatxa.net/dds
E.mail: info@thegioimatxa.net
Xin chân thành cảm ơn!
Nguồn: DDS/Điện sinh học
Xem Video DDS / Video điện sinh học
Xem : DDS – Điện sinh học Trên Facebook .
Tham gia thảo luận và chia sẻ với DDS – Điện sinh học Trên Facebook